7 sự thật về Trái đất mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa kịp cập nhật

Mọi thứ đều thay đổi qua thời gian, và Trái đất cũng vậy. Những kiến thức chúng ta tưởng là đúng trước kia, thì rất nhiều đã "hết hạn sử dụng".

Trải qua hàng ngàn năm, chúng ta vẫn chưa thể nào hiểu hết được về hành tinh Xanh. Lý do đơn giản là vì qua thời gian, mọi thứ đều thay đổi. Những gì chúng ta tưởng là đúng trong quá khứ, thì đến hiện tại đã không còn đúng nữa rồi.

1. Ơn giời! Lỗ thủng tầng ozone đang đóng lại

Lỗ thủng tầng ozone đang đóng lại

Khoảng 20 năm trước, loài người đã thực sự lo lắng về việc tầng ozone xuất hiện những lỗ thủng khổng lồ - đặc biệt là ở khu vực Nam Cực.

Nhưng có vẻ như mối lo đó hiện tại đang là thừa thãi rồi. Một nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy nếu so với năm 2000, lỗ thủng tầng ozone đã thu nhỏ lại hơn 4 triệu km2, và con số ấy vẫn tiếp tục tăng lên.

Nguyên nhân cũng là nhờ sự chung tay của các nhà môi trường học đã giúp chính phủ các nước ý thức được tác hại của những hóa chất gây thủng tầng ozone - như CFC (chất có trong máy làm lạnh của thế kỷ 20). Nhờ hạn chế các sản phẩm chứa CFC, mà tầng ozone đang dần phục hồi.

2. −90°C là nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái đất

−90°C là nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái đất

Nhiệt độ được ghi nhận vào ngày 23/7/1983, tại trạm khí tượng Vostok của Nam Cực.

3. Có một hòn đảo sở hữu đất chứa... xà phòng

Có một hòn đảo sở hữu đất chứa... xà phòng

Đó là hòn đảo Kimolos của Hy Lạp, rộng 53km2. Điểm đặc biệt của hòn đảo này là mỗi khi mưa xuống, nền đất sẽ bị bao phủ bởi... bong bóng xà phòng.

Nguyên do là vì trong nền đất của Kimolos có chứa đất sét xà phòng - một dạng xà phòng tự nhiên được người bản địa sử dụng thay bánh xà bông thông thường.

4. Trái đất đã bị nung chảy nếu không có thứ này

Đó chính là các mảng kiến tạo - tổng cộng có 7 mảng. Giữa các mảng này có quá trình luân chuyển carbon, và đó là lý do vì sao Trái đất không bị nung chảy dù lõi chứa toàn dung nham cực nóng.

5. Rừng Amazon còn một con sông nữa còn lớn hơn cả sông Amazon

Rừng Amazon còn một con sông nữa còn lớn hơn cả sông Amazon

Con sông ấy tên là Hamza. Lý do bạn chưa nghe đến cái tên này, là vì đó là một con sông ngầm, nằm cách mặt đất tới 4.000m.

Con sông ấy dài gần 6000km, rộng 400km, nhưng chảy với tốc độ rất chậm.

6. Nam cực đã mất 3 nghìn tỷ tấn băng trong 25 năm gần nhất

Nam cực đã mất 3 nghìn tỷ tấn băng trong 25 năm gần nhất

Nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy rằng Nam Cực đã mất 3 nghìn tỷ tấn băng trong suốt 25 năm gần nhất. Riêng trong năm 2017, một tảng băng tại Nam Cực đã vỡ ra, và riêng nó đã nặng tới 1 nghìn tỉ tấn rồi.

7. Chuyện gì sẽ xảy ra khi thế giới không còn nước?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi thế giới không còn nước?

Chỉ 2 chữ thôi: Thảm họa! Thực vật không thể phát triển, mọi thứ diệt vong, và con người cũng chẳng còn nơi sinh sống.

Theo helino

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn